Là một thiết bị phần cứng quan trọng và khá phức tạp mainboard thực sự rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các PC, laptop. Tuy nhiên nếu không am hiểu về công nghệ, thật khó để có thể có được cách phân biệt mainboard chính xác và tốt nhất.
Trong khi đó, các chuyên gia về công nghệ lại cho rằng, việc phân biệt bộ bo mạch chủ thực sự sẽ giúp người dùng có thể chọn lựa chính xác hơn những gì mình cần nhất cho hệ thống máy tính. Nhằm giúp bạn có những thông tin bổ ích và quan trọng nhất trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin chỉ ra một trong những cách phân biệt mainboard dễ dàng và đơn giản nhất là theo yếu tố kích thước. Hãy tham khảo và áp dụng nhé.
Thông thường khi chọn mua mainboard, người sử dụng sẽ thường chỉ quan tâm đến tên tuổi của nhà sản xuất và model của mainboard mà không hề biết rằng, kích thước là một trong những thông số vô cùng quan trong để có thể lựa chọn bộ phận này. Bởi lẽ kích thước chính là điều tỷ lệ thuận với tính năng cũng như hiệu suất hoạt động của các bo mạch chủ. Trên thực tế, đã có tiêu chuẩn dành riêng về kích cỡ của mainboard và case và trong mỗi một trường hợp cách phân biệt mainboard theo kích thước này lại có một ý nghĩa khác nhau.
Do nguyên tắc lắp ghép và cầu tạo của máy tính là các bộ phận rời đều thích ứng khá tốt với những bộ máy Desktop. Nhưng đối với một số dòng sản phẩm được sản xuất riêng biệt từ A tới Z của các hãng nổi tiếng như HP, Acer, Dell…thì không tuân theo bất kì một quy luật nào. Điều này sẽ phần nào gây khó khăn cho người dùng khi muốn thay mới từng bộ phận trong cỗ máy tính đồng bộ này.
Hiện nay, phổ biến nhất trên thị trường vẫn là các dòng bo mạch chủ chính là Advanced Technology Extended được sản xuất bởi ông lớn Intel và các thành phần khác đi kèm.
Về mặt kỹ thuật, các thông số trên mainboard không chỉ cho biết kích thước chính xác, mà còn đi kèm theo các chỉ dẫn về vị trí của các điểm gắn ốc vít trên case cũng như các lưu ý khi lắp đặt của các bộ phận quan trọng khác. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy hầu hết các bo mạch chủ thì CPU, RAM và các cổng giao tiếp ngoài đều được sắp xếp ở khá gần nhau. Điều này giúp bạn cố định chúng với các dây dẫn hay dễ định vị hơn khi lắp đặt. Đây cũng là tiêu chuẩn chung được nhiều nhà sản xuất quy định lại với nhau. Bởi lẽ những bộ phận đó phải cố định ở từng ví trí riêng biệt, nên trong quá trình lắp đặt bạn có thể lưu ý để dễ dàng hơn.
Nỗ lực chuẩn hóa bo mạch chủ luôn là một trong những cải tiến khá quan trọng mà nhiều người đề cao ở các thiết bị mainboard. Trong đó không thể không kể đến chính là dòng công nghệ mà Intel đang nỗ lực phát triển là Balanced Technology Extended (BTX). Với mục tiêu chính của Intel là hạn chế các dòng khí luân chuyển trong case và khiến các cấu trúc bị phá vỡ một số giới hạn về thiết bị mở rộng của dòng ATX trước kia, BTX do Intel sản xuất được cho là đã kế thừa khá tốt những gì mà ATX để lại tuy nhiên về độ đột phá thì sản phẩm còn nhiều tranh cãi của giới chuyên gia. Ngoài ra một số nhà sản xuất khổng lồ khác như HP, Dell, và Apple hiện cũng đang sử dụng mẫu BTX này.
Trên thực tế, sau một thời gian sử dụng mẫu BTX này đã bị Intel “khai tử” vào năm 2007. Chính vì vậy hiện nay người sử dụng chỉ cần tập trung vào bo mạch chủ ATX với kích thước phù hợp với case là đủ. Sự khác biệt chủ yếu giữa loại ATX lớn và nhỏ chính là khả năng hỗ trợ chuẩn CPU và kích thước các khe cắm được mở rộng.
Mong rằng với những thông tin quan trọng trên đây sẽ là cách phân biệt mainboard cơ bản giúp bạn có thể xác định và lựa chọn bo mạch chủ tốt nhất cho mình khi lắp đặt máy tính. Để biết thêm thông tin và được tư vấn kỹ hơn về các linh kiện máy tính, bạn vui lòng liên hệ tới hotline: 0983.255.526 / 0912.255.526. Bạn có thể tham khảo tại trang web: http://tranglinh.vn/ nhé.