Mainboard là một trong những thiết bị về phần cứng vô cùng quan trọng đóng vai trò là trung gian giao tiếp của CPU và các thiết bị khác trong máy tính. Bảng mạch chủ này vốn được ví như xương sống trong cấu tạo của một máy tính vì nó liên kết rất nhiều các bộ phận và dẫn nối khác nhau. Chính vì vậy việc tìm hiểu các thông số trên mainboard là điều vô cùng quan trọng và cần được thực hiện nếu như người dùng muốn sử dụng thiết bị này tốt nhất.
Tuy nhiên do các thông số trên bảng mạch vốn thường viết tắt bằng hệ thống các kí hiệu. Chính vì vậy để có thể tìm hiểu ý nghĩa này vốn không dễ dàng gì. Vậy hãy cùng chúng tôi tổng kết lại một vài thông số mà bạn cần hiểu về mainboard nhé.
Ý nghĩa của các thông số trên mainboard
Thông thường, trên các chân cắm hay cổng giao tiếp đều có những thông số nhất định ghi lại chức năng hay tên gọi của bộ phận linh kiện. Đối với những người sửa chữa hay nghiên cứu về máy tính các thông số trên mainboard này có thể không lạ lẫm. Tuy nhiên đối với người sử dụng thường xuyên đây quả thực là một trong những vấn đề khó nắm bắt.
Để giúp bạn có thể hiểu rõ về điều này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông số quá ví dụ về 1 dòng bo mạch chủ dưới đây.
Ví dụ: Đối với dòng bo mạch chủ sử dụng chip Intel P31/ICH7; s/p 3.8Ghz; Socket 775; Bus 1333; PCI Exp 16X; Dual 4DDR400; 3PCI; 4 SATA; 8 USB 2.0; Sound & VGA, Lan onboard sẽ có lần lượt các thông số trên mainboard bao gồm:
- Chip Intel P31/ICH7 Intel P31: đây là tên dòng sản phẩm bo mạch chủ mà được sử dụng trong máy tính. Trong đó, ICHx có ICH là từ viết tắt của I/O Controller Hub, ICH là 1 sản phẩm chipset cầu nam có nhiệm vụ quản lý tất cả các thiết bị ngoại vi, thông tin từ ngoài vào. Sau đó các xử lí của chipset cầu nam được đưa lên cầu bắc để xử lý và trả kết quả về một thông số x, thông số này có thể dao động từ 0 đến 9 và chỉ là phiên bản mà thôi. Còn chipset cầu bắc có là từ viết tắt của Intel Express Chipset, đây là bộ phận sẽ có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn quản lý việc giao tiếp dữ liệu với CPU, RAM và card đồ họa. Do đó chipset cầu bắc vô cùng quan trọng vì khả năng xử lý và can thiệp của nó vào bo mạch chủ phụ thuộc chipset này rất nhiều.
- Thông số s/p 3.8Ghz chỉ tốc độ xung tối đa của CPU mà bo mạch chủ thực hiện hỗ trợ mạch chủ hỗ trợ máy tính khi vận hành.
- Bus 1333 các các thông số trênmainboard chỉ tần số hoạt động tối đa của đường giao tiếp của vi xử lý và mainboard.
- PCI Exp 16X là loại khe cắm card màn hình do bo mạch chủ hỗ trợ cho máy tính mà người dùng có thể sử dụng.
- Socket 775 thông số chỉ loại khe cắm mà CPU sẽ tiếp nhận.
- Ngoài ra các thông số trên mainboard Dual 4DDR400 chỉ khả năng hỗ trợ dual (kênh đôi) và 4 khe cắm RAM cùng tốc độ giao tiếp là 400Mhz. Bằng việc dựa vào thông số này người dùng có thể chọn ra dòng RAM thích hợp để đồng bộ với máy tính của mình.
- 3PCI; 4 SATA; 8 USB 2.0 lần lượt là các hỗ trợ 3 cổng PCI để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như: card âm thanh, card mạng,.... Ngoài ra hiện nay ở một số dòng bo mạch chủ còn có sự hỗ trợ 4 khe cắm SATA dành cho ổ cứng; và hỗ trợ 8 cổng cắm USB chuẩn 2.0.
- Cuối cùng, các thông số về Sound & VGA, Lan onboard trên bo mạch chủ có tích hợp sẵn Sound card, Card màn hình và card mạng internet.
Hi vọng rằng với các thông số trên mainboard được giải thích trên đây sẽ là cơ sở để bạn có thể hiểu hơn về chiếc bo mạch chủ của máy tính PC, laptop của mình. Từ đó có những thay đổi để sử dụng sản phẩm tốt nhất. Để có thêm nhiều thông tin về linh kiện máy tính hay đặc biệt là các thương hiệu bo mạch chủ được sử dụng nhiều nhất hiện nay như: Asus, Asrock, Gigabyte, MSI ... bạn có thể truy cập vào website: http://tranglinh.vn/ hoặc liên hệ ngay Hotline: 0983.255.526 / 0912.255.526 để được tư vấn tận tình.
>>> Bạn có thể tham khảo: Những điều cần chú ý khi chọn mainboard