Mainboard là một bộ phận quan trọng của máy tính, có thể nói mặc dù không trực tiếp điều khiển các CPU hay VAG. Tuy nhiên chiếc bo mạch nhỏ xinh này lại giúp kết nối các bộ phận phần cứng lại với nhau. Cũng như tất cả các bộ phận phần cứng khác, khi hoạt động trong một thời gian dài, mainboard thường sẽ gặp một số lỗi nhất định. Các lỗi mainboard nếu không kịp thời sửa chữa chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng.
Bằng việc hiểu một vài lỗi của mainboard thông dụng sẽ giúp cho bạn có thể kịp thời có phương pháp xử lí cũng như phương án khắc phục. Vậy các lỗi đó là gì? Hãy cùng Trang Linh tìm hiểu nhé.
Các lỗi mainboard thông thường sẽ xuất hiện sau thời gian dài sử dụng và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác. Nếu phát hiện kịp thời và có những hiểu biết cần thiết bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục tại nhà mà không cần mất thêm chi phí sửa chữa.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng đối với những người dùng không có nhiều hiểu biết về mainboard thì hãy đem chúng đến các địa chỉ sửa chữa uy tín nhất để nhanh chóng khắc phục tình trạng này.
Là một trong các lỗi mainboard cơ bản và thường gặp, khi các bo mạch chủ này không nhận card sẽ dẫn đến tình trạng máy tính mất âm thanh hay không thể chạy bộ nhớ RAM. Theo các chuyên gia máy tính, nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu dựa trên các tiếp xúc giữa mainboard với Card mở rộng hoặc cũng có thể do RAM bị hoen rỉ hay bụi lâu ngày không được vệ sinh dẫn đến tình trạng tiếp xúc kém.
Cách sửa chữa vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ các bộ phận này đặc biệt là các chân cắm rồi thử lại hoặc chuyển sang khe cắm khác và thử lại là có thể chấm dứt ngay lỗi không nhận card này.
BIOS bị chết chủ yếu là do quá trình nâng cấp bộ phận này gặp phải lỗi khiến không nâng cấp thành công. Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn vẫn cần phải sử dụng các card test main để kiểm tra lại nguyên nhân cho chắc chắn.
Hướng khắc phục khi lỗi mainboard theo tình trạng này bạn nên thực hiện đó là tìm kiếm các hãng sản xuất bo mạch chủ, model, Fix… . Sau đó bạn hãy tiến hành lên mạng tìm file BIN của BIOS thực hiện tải về và mang đến những nơi có dịch vụ chép ROM nhờ họ chép lại để chạy lại BIOS mà không cần mất thêm chi phí.
Tụ main khá quan trọng trong các kết nối. Các lỗi mainboard này thường xuyên xảy ra, chủ yếu đến từ nguyên nhân là do nguồn không ổn định dẫn đến hiện tượng máy tính thường xuyên bị đơ cứng không thể làm gì được. Một dấu hiệu rất dễ nhận thấy đó là các tụ trên main sẽ bung lên ở phía trên đầu theo hướng có gạch chéo.
Cách khắc phục tình trạng này bạn chỉ có thể mua hoàn toàn một tụ mới 3300uF /16V để thay thế.
Ở một vài máy tính khi đang sử dụng bạn bất ngờ nhận thấy màn hình hoàn toàn không có hình ảnh, mặc dù trên đó có báo đèn nguồn và các đèn này liên tục nhấp nháy. Lỗi mainboard này thường xuất phát từ việc do 1 thành phần nào đó bị chạm nguồn, chủ yếu có thể là 1 linh kiện, 1 ic hay 1 chip BGA.
Khi máy tính đột nhiên bị tê liệt hoàn toàn, không có led báo hiệu khi nhấn nút mở nguồn thì tốt hơn hết bạn hãy kiểm tra lại các rắc cắm adapter vì chúng có thể bị hở, lỏng không tiếp xúc tốt gây chập mạch, đứt cầu chì. Tình trạng lỗi mainboard được các chuyên gia máy tính gọi chung đây là “Pan nguồn”.
Trên đây là một số lỗi thường gặp của bo mạch chủ trong quá sử dụng máy tính mà bạn cần biết để khắc phục cho chiếc máy tính của mình. Để có thể hiểu hơn về các sản phẩm bo mạch chủ - mainboard bạn có thể tham khảo http://tranglinh.vn/ để có thêm nhiều thông tin về sản phẩm này.